Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 30/06/2024

Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã, diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng tổ TK&VV và các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác

Qua thực tế hoạt động đã cho thấy Điểm giao dịch xã và hoạt động của Tổ giao dịch xã là đặc trưng riêng, là biểu tượng, hình ảnh và thương hiệu của NHCSXH. Hoạt động giao dịch tại xã có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả và chất lượng hoạt động của NHCSXH cấp huyện, cấp tỉnh, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của NHCSXH.

       Từ phía người dân.

Hoạt động của các điểm giao dịch xã không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận kịp thời nguồn vốn, mà còn tiết kiệm thời gian, tạo thói quen hàng tháng đến giao dịch giải ngân, trả nợ, gửi tiết kiệm thuận lợi cho người dân.

Tại các điểm giao dịch luôn niêm yết công khai các chế độ, tiêu chí, quy trình thủ tục cho vay, đối tượng được vay nguồn vốn ưu đãi, mức lãi suất, hạn mức cho vay tối đa, hồ sơ vay vốn. Từ chính sự công khai các chế độ, chính sách tại điểm giao dịch xã đã giúp nhân dân hiểu rõ hơn mục đích và ý nghĩa của các chương trình, tham gia giám sát, giúp hạn chế tối đa những sai phạm, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn ưu đãi của Chính phủ.

       Từ phía chính quyền địa phương.

Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã được xem là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng của mình theo như cam kết, giúp gắng kết mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân.

       Từ phía ngân hàng.

Hoạt động giao dịch xã giúp ngân hàng thuận lợi trong việc tuyền truyền, công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ.

Thông qua các cuộc họp giao ban giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động và chỉ đạo các hội đoàn thể nhận ủy thác cho vay, Trưởng Ban quản lý các thôn, khu phố, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); cùng với các đơn thư, phản ánh, khiếu nại của người dân, hộ vay. Từ đó giúp ngân hàng phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc và triển khai hiệu quả hơn việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tại địa phương.

Từ những đóng góp vào hiệu quả, chất lượng hoạt động của NHCSXH thì NHCSXH cần thúc đẩy, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giao dịch xã nhắm góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của NHCSXH, thực hiện đúng mục tiêu, định hướng tín dụng ưu đãi hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm, xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội.

đoàn 123

Hình ảnh một phiên giao dịch xã tại huyện Krông Păc

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang